Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Niết Bàn

Trong kinh sách Nguyên Thủy của đạo Phật có nói đến cảnh giới Niết Bàn tại thế gian, tại tâm. Một người sống ly dục, ly ác pháp, diệt ngã, xả tâm, tâm hồn vô sự, thanh thản, trầm lặng, an lạc là đang sống trongNiết Bàn. .Niết Bàn là chỉ cho tâm vô dục, tâm bất động giải thoát, tức là tâm đã lìa xa lòng ham muốn và các ác pháp, tâm lìa xa lòng ham muốn và các ác pháp là tâm thanh thản, an lạc và vô sự, là tâm không còn ham muốn và không bị ác pháp lay động.

Khi tâm không còn ham muốn (vô dục) và tâm bất động trước các ác pháp, là trạng thái tâm diệt dục, là một chân lý có thật, đó là Niết Bàn của Đạo Phật, là mục đích của Đạo Phật. .Niết Bàn là trạng thái tâm hết tham, sân, si, trạng thái tâm vô lậu, tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ; Đạo Phật gọi nó là “Diệt Đế” là trạng thái tâm không còn dục, không còn ác pháp; tâm thanh thản an, lạc và vô sự.

Diệt Đế có một niềm vui an lạc mà không có dục, nó mang chân hạnh phúc cho mọi người. Niết Bàn là trạng thái tâm không còn một tí gì tham, sân, si, mạn, nghi. Niết Bàn chẳng qua là một danh từ để chỉ cho chân lí thứ ba Diệt đế.

Diệt đế là trạng thái tâm hết tham sân, si tức là trạng thái tâm ly dục ly ác pháp, v.v... Người tu hành chứng đạo thì thân tâm đều luôn ở trong Niết Bàn. Thân tâm đều luôn ở trong Niết Bàn nên gọi là Hữu Dư Niết Bàn, còn người tu chứng thân đã chết thì gọi là Vô Dư Niết Bàn.

Người tu giải thoát không có đi về đâu vì không có cõi Niết Bàn để đi. Cho nên, trạng thái tâm ly dục ly ác pháp là cảnh giới của người giải thoát ở đó. Đó là một từ trường, không còn có cảnh giới nào khác nữa.

Khi tâm ly dục ly ác pháp thì không còn nghiệp nên không có tái sanh luân hồi. Khi người còn sống, tâm ly dục ly ác pháp thì giới luật nghiêm chỉnh, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào. Người có giới luật nghiêm chỉnh, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào là tâm ly dục, ly ác pháp hoàn toàn, là người có tri kiến giải thoát.

Tri kiến giải thoát là “Minh” chứ không còn “Vô minh” nữa. Trong Minh gồm có giới luật và tri kiến giải thoát, nên Phật dạy: “Tri kiến ở đâu thì giới luật ở đó, Giới luật ở đâu thì tri kiến ở đó. Tri kiến làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh tri kiến”. .Như vậy, chỗ Niết Bàn đâu phải chỗ hết niệm, vì hết niệm làm sao có tri kiến, có giới luật? Niết Bàn cũng không phải là một cõi giới siêu hình, nó chỉ là chỗ tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ.

Niết Bàn không phải là một cảnh giới, cũng không phải là một thế giới siêu hình, cũng không phải cõi Thiên Đàng, Cực Lạc hay bất cứ một cõi Trời nào, cũng không phải bản thể vũ trụ, Phật Tánh. .Không có cõi giới Niết Bàn như các nhà Đại Thừa tưởng, vẽ ra và dựng lên nhiều cõi như: Nhị chủng Niết Bàn, Tứ Chủng Niết Bàn, Ngũ chủng Niết Bàn, v.v… (các nhà Đại Thừa tưởng, vẽ ra và dựng lên Nhị Chủng Niết Bàn gồm có:

1- Hữu dư Niết Bàn,

2- Vô dư Niết Bàn.

Tứ Chủng Niết Bàn gồm có:

1- Bản lai tự tính thanh tịnh Niết Bàn,

2- Hữu dư y Niết Bàn,

3- Vô dư y Niết Bàn,

4- Vô trụ xứ Niết Bàn.
- Ngũ Chủng Niết Bàn gồm có:

1- Cõi dục giới là nơi chứng quả mà mến mộ là Niết Bàn phàm phu thứ nhất.

2- Mến mộ tính vô ái của Sơ Thiền là Niết Bàn phàm phu thứ hai.

3- Mến mộ tâm vô khổ Nhị Thiền là Niết Bàn phàm phu thứ ba.

4- Mến mộ sự cực duyệt của Tam Thiền là Niết Bàn phàm phu thứ tư.

5- Mến mộ sự khổ lạc đều quên của Tứ Thiền là Niết Bàn phàm phu thứ năm.) các nhà học giả phát triển có nhiều ý thâm độc ác để đánh lừa Phật tử bằng nhiều cảnh giới Niết Bàn để biến dần trạng thái Niết Bàn thành cõi giới siêu hình Niết Bàn.

Gợi ý